Chiến lược Marketing Mix – quy trình xây dựng giúp doanh nghiệp tăng trưởng

chiến lược marketing mix

Chiến lược Marketing Mix là chiến lược sử dụng nhiều yếu tố tiếp thị khác nhau cùng lúc. Các yếu tố được sử dụng sẽ được sắp xếp, kết hợp sao cho tối ưu nhất với tình trạng thực tế của doanh nghiệp nhằm mang lại kết quả hoạt động tốt nhất. Hãy cùng KPAT tìm hiểu rõ hơn về Marketing Mix thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Chiến lược tiếp thị hỗn hợp – Marketing Mix là gì?

Vào giữa thế kỷ 20, thuật ngữ Marketing Mix đã được Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ chấp nhận và ngày càng được lan truyền rộng rãi hơn.

1. Vậy Marketing Mix là gì ?

Chiến lược Marketing Mix là yếu tố cốt lõi cho hoạt động marketing, được sử dụng nhằm thúc đẩy quảng bá sản phẩm để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu. Các yếu tố Marketing khác nhau sẽ được kết hợp một cách hợp lý nhất để đạt được hiệu quả hoạt động, hướng đến trọng tâm tiếp thị của doanh nghiệp là tiếp cận khách hàng mục tiêu.

2. Các yếu tố cấu thành của Marketing Mix

Theo truyền thống, Marketing Mix sẽ gồm bốn yếu tố cấu thành là 4P, gồm có: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả), Promotion (xúc tiến thương mại).

Hiện nay, các yếu tố khác đã được bổ sung vào để cấu thành nên chiến lược Marketing Mix 7Ps đầy đủ và bao quát hơn. Ngoài 4 yếu tố ban đầu, các yếu tố được bổ sung gồm có: People (con người), Physical Evidence (bằng chứng vật lý), Process (quy trình).

7 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thành công chiến lược Marketing Mix

Trong chiến lược Marketing Mix hôm nay sẽ bao gồm 7 yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý. Mô hình 7Ps không chỉ ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp (Client) mà các Agency hay các công ty tư vấn Marketing cũng thường xuyên áp dụng để phân tích và đánh giá tiềm lực của các doanh nghiệp khách hàng trong quá trình tư vấn. Từ đó để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả tối ưu nhất.

1. Yếu tố sản phẩm – Product

Sản phẩm là đối tượng giúp thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng, có thể hiểu là cả dịch vụ vô hình hay sản phẩm hữu hình. Sản phẩm hữu hình có sự tồn tại vật lý độc lập ví dụ như mỹ phẩm,  quần áo, điện thoại… Dịch vụ vô hình không tồn tại vật lý, không thể cầm nắm được như dịch vụ bảo hiểm, thanh toán qua ngân hàng…

Product là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trong chiến lược Marketing Mix và cũng là yếu tố quan trọng nhất cần được chú trọng đến. Bởi cốt lõi doanh nghiệp muốn thành công thì vẫn cần có sản phẩm chất lượng, hợp thị yếu, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và sản phẩm phải mang lại giá trị thì doanh nghiệp mới có doanh thu tốt.

2. Price – Yếu tố giá

Giá cả của sản phẩm cần được cân nhắc và tính toán thật kỹ lưỡng. Sự chênh lệch về giá sẽ có tác động lớn đến tâm lý cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng. Từ đó nó sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải xác định rõ giá vốn và giá thành của sản phẩm. Bài toán giá bán cần phải được giải quyết hợp lý sao cho vừa có thể mang về lợi nhuận, vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, giá bán cần dựa trên thu nhập và mức sẵn sàng chi của khách hàng mục tiêu, đồng thời hợp lý so với mức giá thị trường.

3. Place – Về địa điểm phân phối

Doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống phân phối hợp lý để có thể đưa sản phẩm đến với khách hàng tiêu thụ từ khắp nơi. Khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn thật thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm nơi bán sản phẩm thì mới có thể giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu. Hiện nay có nhiều chiến lược phân phối khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Exclusive: phương pháp phân phối độc quyền.
  • Intensive: phương pháp phân phối rộng khắp.
  • Franchising: phương pháp thương hiệu nhượng quyền.
  • Selective: phương pháp phân phối có chọn lọc.
7 yếu tố quan trọng giúp xây dựng thành công chiến lược Marketing Mix
7 yếu tố quan trọng giúp xây dựng thành công chiến lược Marketing Mix

4. Promotion – Yếu tố tiếp thị

Promotion là yếu tố bao gồm các hoạt động hay chiến dịch tiếp thị như quảng cáo, PR, xúc tiến khuyến mại… Một chiến dịch tiếp thị cần xác định rõ nội dung tiếp thị, thông tin muốn truyền tải, nhóm khách hàng hướng đến là ai, hình thức tiếp thị như thế nào… 

Hiện nay, những hình thức tiếp thị phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng như: quảng cáo trên tv, tiếp thị qua Email, các trang mạng xã hội, tạp chí, Catalogue, hội chợ thương mại…

5. People – Yếu tố về con người

Con người là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược Marketing Mix. People ở đây vừa chỉ cho khách hàng mục tiêu, vừa chỉ cho cả nhân viên, những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng, bạn cần nắm được nhu cầu, cũng như thấu hiểu được mong muốn của họ. Có thể thông qua các bài khảo sát thị trường hay các bài đánh giá mà khách hàng để lại sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Nắm bắt được thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp.

Bên cạnh đó, nhân viên của doanh nghiệp cũng giữ vai trò rất quan trọng. Họ tác động trực tiếp đến sản phẩm của công ty cũng như tác động đến cảm nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp. Do đó, bạn cần tuyển dụng nhân viên cẩn thận cũng như có kế hoạch chăm sóc cho nhân viên.

6. Process – Yếu tố quy trình

Process có thể hiểu là hệ thống bước lập kế hoạch, từ lúc chuẩn bị tới khi hoàn thành chiến lược giúp cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường. Quy trình được xây dựng chi tiết và hợp lý sẽ đảm bảo chiến lược được triển khai hiệu quả và đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí.

Quy trình có thể gồm cả quy trình cung ứng, quy trình thanh toán, quy trình vận chuyển, hệ thống kho lưu trữ…

7. Physical Evidence – Yếu tố về các bằng chứng vật lý

Bằng chứng vật lý là những gì chúng ta có thể nhìn thấy, có thể chạm vào và mang đặc trưng của thương hiệu. Các bằng chứng vật lý này cũng góp phần vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thể hiện cho hình ảnh của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: logo công ty, màu sắc chủ đạo, đồng phục công ty, nơi đón tiếp khách, phòng trải nghiệm dùng thử, phòng trưng bày, bảng hiệu…

Mô hình 7Ps được ứng dụng đa dạng và rộng rãi
Mô hình 7Ps được ứng dụng đa dạng và rộng rãi

Các thắc mắc thường gặp khi xây dựng một chiến lược Marketing Mix

Một số câu hỏi mà các nhà quản trị khi lên kế hoạch tiếp thị hỗn hợp thường thắc mắc có thể kể đến dưới đây.

Yếu tố nào là quan trọng nhất trong chiến lược Marketing Mix

Mỗi yếu tố trong chiến lược Marketing Mix đều có vai trò quan trọng khác nhau. Nhưng trong số đó, hiển nhiên Product (sản phẩm) sẽ là yếu tố nền tảng và quan trọng hàng đầu. Bởi sản phẩm mới là thứ mang lại giá trị cốt lõi cho người dùng và doanh thu cho doanh nghiệp. Có sản phẩm thì mới có nền tảng để phát triển các yếu tố tiếp theo.

Hiện nay, có ba chiến lược định giá phổ biến được các doanh nghiệp đã từng áp dụng xác định là hiệu quả và thuận tiện nhất bao gồm:

  • Neutral Pricing – phương pháp định giá trung lập 
  • Market Skimming Pricing – phương pháp định giá hớt váng
  • Market Penetration Pricing – phương pháp định giá thâm nhập.
Các thắc mắc thường gặp khi xây dựng một chiến lược Marketing Mix
Các thắc mắc thường gặp khi xây dựng một chiến lược Marketing Mix

 

Như vậy trên đây là tổng quan về Chiến lược Marketing Mix. Có thể thấy đây là một chiến lược quan trọng và hiệu quả cho các doanh nghiệp để tiếp cận đến khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.