Chiến lược Digital Marketing – Tổng quan về Marketing kỹ thuật số

chien luoc digital marketing 3

Thời đại công nghiệp 4.0 hiện đại đã làm thay đổi đời sống thường ngày của con người rất lớn, kể cả xu hướng tiêu dùng và nhận thức của người tiêu dùng. Công nghệ kỹ thuật số có tác động đáng kể đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Do đó, thay đổi và thích nghi chính là con đường thiết yếu mà các doanh nghiệp phải đi theo để tồn tại trong thời đại đầy biến động này.

Trong đó, chiến lược Digital Marketing đã nổi lên như một giải pháp tối ưu và được đông đảo marketer lựa chọn sử dụng. Hãy cùng KPAT tìm hiểu kỹ hơn Digital Marketing hay Marketing kỹ thuật số là gì nhé! 

Tìm hiểu về Chiến lược Digital Marketing là gì?

Bạn đã nghe nhiều về marketing kỹ thuật số nhưng liệu bạn đã hiểu rõ bản chất Digital Marketing là gì chưa?

1. Khái niệm về chiến lược Marketing kỹ thuật số

Digital Marketing là tên gọi tiếng Anh của Marketing kỹ thuật số. Đây là chiến lược nhằm sử dụng các phương tiện thông qua Internet, truyền thông, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, thiết bị di động… để đưa doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng một cách dễ dàng và thường xuyên hơn.

Nhiều chuyên viên marketing xem Chiến lược Digital Marketing như là một phương thức tiếp thị mới mẻ và thú vị. Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi người làm marketing phải sử dụng những phương thức tiếp cận và cách thấu hiểu hành vi khách hàng khác biệt và mới mẻ hơn so với marketing truyền thống.

Chiến lược Digital Marketing chủ yếu nhắm đến các phân khúc khách hàng hiện đại, có tính cập nhật và tính tương tác cao trên Internet. Hình thức tiếp thị này đã xuất hiện rất nhiều, quen thuộc ở khắp mọi nơi như quảng cáo kết quả tìm kiếm, quảng cáo qua email, quảng cáo qua các trang mạng xã hội…

2. Phân biệt 2 chiến lược Digital Marketing và Internet Marketing

Rất nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa 2 phương thức Digital Marketing với Internet Marketing, kể cả các chuyên viên Marketing. Phương thức Internet marketing chỉ gói gọn là hoạt động quảng cáo trên Internet, trong khi đó Digital Marketing có phạm vi rộng hơn hẳn, có thể là qua tin nhắn sms, email, sân ga, sân bay, thậm chí là trong trò chơi hay ứng dụng điện thoại…

Phân biệt 2 chiến lược Digital Marketing và Internet Marketing
Phân biệt 2 chiến lược Digital Marketing và Internet Marketing

Một số kênh Marketing kỹ thuật số phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số kênh marketing kỹ thuật số phổ biến hiện nay và đã rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày, cũng như đem lại hiệu quả tiếp thị tốt.

1. Marketing thông qua trang web

Có thể nhận định rằng website chính là trung tâm của mọi hoạt động tiếp thị kỹ thuật số – digital marketing. Bản thân các trang web đã là một kênh có sự phổ biến và tầm ảnh hưởng lớn. Đồng thời đây cũng là phương tiện rất cần thiết để thực hiện một loạt các hoạt động trong chiến dịch marketing trên Internet cho doanh nghiệp.

2. Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần click (PPC)

PPC (Pay Per Click) – quảng cáo trả tiền sau mỗi click là phương thức cho phép doanh nghiệp tiếp cận người dùng trên Internet thông qua các hoạt động quảng cáo có trả phí. Các chiến dịch PPC thường được thiết lập trên các mạng xã hội như Google, Instagram, Twitter, Facebook hay Pinterest… Sau khi người dùng thực hiện tìm kiếm các cụm từ khóa thì công cụ sẽ hiển thị các quảng cáo đã được trả phí có liên quan.

3. Marketing nội dung (content)

Mục đích của content marketing là tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các bài viết, bài đăng hay và có ý nghĩa trên các trang web hay nền tảng mạng xã hội. Sau đó các bài viết sẽ được quảng bá rộng rãi, có thể qua email, SEO và cả các chiến dịch tiếp thị PPC khác. 

4. Marketing thông qua Email 

Hiện nay, marketing thông qua email là một trong những ứng dụng marketing kỹ thuật số mang lại hiệu quả nhất. Nhiều marketers đã sử dụng bằng cách thêm danh sách khách hàng tiềm năng vào email của họ. Từ đó gửi các bài quảng cáo hay lời tiếp thị thông qua email để thu hút khách hàng, tạo thành một kênh kết nối đến người tiêu dùng để biến họ trở thành khách hàng tin dùng sản phẩm chính thức. 

5. Marketing bằng phương thức truyền thông xã hội

Mục tiêu chính của marketing thông qua truyền thông xã hội là xây dựng nhận thức của người dùng về thương hiệu và tạo niềm tin xã hội đối với doanh nghiệp. Công ty đã có khách hàng tiềm năng cũng có thể sử dụng phương thức này, thậm chí kênh tiếp thị có thể trở thành kênh bán hàng trực tiếp nếu hoạt động hiệu quả.

6. Marketing liên kết 

Hình thức marketing liên kết tương đối mới mẻ nhưng đã sớm quen thuộc với người tiêu dùng. Doanh nghiệp quảng bá cho những sản phẩm của một bên thứ 3 đến người tiêu dùng, với điều kiện nếu bán được hàng thì doanh nghiệp sẽ nhận được tiền hoa hồng. Nhiều công ty lớn như Amazon cũng áp dụng các chương trình liên kết như này cho các trang web đang bán sản phẩm của họ.

7. Marketing thông qua tin nhắn SMS

SMS cũng là một kênh tiếp thị tiềm năng có thể triển khai các hoạt động chiến lược digital marketing. Sau khi đã soạn thảo các thông tin cần thiết, thông điệp muốn gửi gắm, doanh nghiệp chỉ cần thao tác đơn giản “Gửi” là những nội dung đó nhanh chóng được chuyển đến mục Tin nhắn SMS của khách hàng.

Một số kênh Marketing kỹ thuật số phổ biến hiện nay
Một số kênh Marketing kỹ thuật số phổ biến hiện nay

Cơ hội và thách thức của Chiến lược Digital Marketing

Nhìn chung chiến lược tiếp thị nào cũng có các mặt ưu điểm và các mặt hạn chế đối với từng hoạt động của doanh nghiệp khác nhau.

1. Nói về cơ hội

Thông qua chiến lược Marketing kỹ thuật số, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành. Đồng thời nâng cao được khả năng tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu trong thời gian dài. Cũng như sẽ tối ưu hóa được năng suất hoạt động của nhân viên. Giúp làm tăng năng suất kinh doanh và tăng thứ hạng của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngày nay, internet và công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Mỗi ngày hầu như không ai là không truy cập vào ít nhất là 1 phương tiện internet như website, báo, mạng xã hội… hay bước ra đường là sẽ tiếp xúc với hàng loạt phương tiện tiếp thị kỹ thuật số như quảng cáo trong thang máy, quảng cáo tại sân bay, quảng cáo ngoài trời… Điều này sẽ là nền tảng cho hàng loạt các chiến lược digital marketing thành công.

2. Thách thức của doanh nghiệp khi sử dụng Digital Marketing

Tuy nhiên digital marketing cũng tồn tại các vấn đề cấp bách là doanh nghiệp phải làm sao để thích ứng nhanh được với thị hiếu thị trường luôn đổi mới từng ngày. Tiêu biểu như là nhanh chóng chuyển hướng sang hình thức kinh doanh online nhằm giữ chân khách hàng cũ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới. 

Tuy nhiên tồn tại rất nhiều các vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó như: 

  • Vấn đề về chi phí.
  • Nền tảng công nghệ hạn hẹp
  • Tâm lý ngại phức tạp, ngại thay đổi
  • Thiếu cam kết về tính hữu dụng của phương tiện tiếp thị kỹ thuật số
Cơ hội và thách thức của Chiến lược Digital Marketing
Cơ hội và thách thức của Chiến lược Digital Marketing

 

Dẫn đầu xu hướng là điều bất kỳ người làm marketing nào cũng hướng đến để không chỉ nắm bắt mà còn điều hướng được tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên luôn tồn tại những khó khăn khi thực hiện chiến lược digital marketing mà các doanh nghiệp nếu tối ưu được các thách thức này thì chắc chắn sẽ đạt được thành tích vượt trội.