Thông thường khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm mà họ tin là có chất lượng. Trên thực tế bộ nhận diện thương hiệu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng lựa chọn sản phẩm của khách hàng, Tuy nhiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc định vị và xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu trong hành trình chạy đua tranh giành khách hàng so với những doanh nghiệp lớn.
Xây dựng thương hiệu sẽ giúp cho sản phẩm của bạn nổi bật so với hàng trăm đối thủ khác. Vậy làm cách nào để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển bền vững hãy cùng KPAT tìm hiểu thôi.
Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu?
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu có lẽ không quá xa lạ đối với chúng ta vậy có ai đã từng thắc mắc rằng tại sao một công ty hay doanh nghiệp cần phải xây dựng một thương hiệu riêng cho mình hay không?
1. Giúp xây dựng sự khác biệt doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh
Khi bạn có một thương hiệu riêng cho doanh nghiệp của mình thì sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn và sản phẩm của bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt con người tiêu dùng. Khi đã có bộ nhận diện thương hiệu sẽ khiến cho sản phẩm của bạn có chất riêng hơn đối với người tiêu dùng khi đứng trước vô và những sản phẩm khác nhau, và người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn là do thương hiệu của bạn quyết định.
Điều này cũng chứng tỏ rằng bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn so với những sản phẩm của doanh nghiệp khác.
2. Giúp nâng cao giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Khẳng định giá trị cốt lõi và danh tiếng của doanh nghiệp là vai trò tiếp theo của thương hiệu. Bạn có bao giờ thắc mắc rằng những hãng thời trang như Chanel, Nike hay hãng điện tử Apple vẫn luôn thu hút người dùng mặc dù giá khá cao.
Điểm mấu chốt ở đây là họ biết xây dựng thương hiệu, tất nhiên sản phẩm của họ phải chất lượng mới bán được giá cao. Xây dựng thương hiệu chỉ góp phần nhỏ trong việc nâng cao giá trị sản phẩm của bạn ngoài ra chất lượng thật sự sản phẩm của bạn mới quyết định giá trị sản phẩm.

3. Giúp tạo môi trường kết nối giữa thương hiệu và khách hàng
Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc tạo nên danh tiếng cho sản phẩm mà còn giúp cho doanh nghiệp tạo ra một môi trường liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng dễ dàng hơn. Trong đó những khách hàng mà bạn vô tình kết nối được trong môi trường đó sẽ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai.
Chẳng hạn như những người sử dụng điện thoại di động chưa chắc sẽ có cho mình một chiếc iPhone nhưng phần lớn họ đã từng nghe qua sản phẩm của thương hiệu Apple. Trong trường hợp này thương hiệu Apple đã tạo cho mình một bộ nhận diện thương hiệu khá mạnh và khi khách hàng nghe quá nhiều về thương hiệu này khiến cho họ tò mò và thúc đẩy sự tìm hiểu đối với dòng sản phẩm iPhone.

4. Thương hiệu uy tín giúp tạo nên uy tín và niềm tin với khách hàng
Để có thể xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu của mình trong số 1 thời gian dài. Điều này khá dễ nhận biết khi bạn lựa chọn mua một trong hai sản phẩm cùng chất lượng và giá cả như nhau thì bạn sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có danh tiếng và uy tín hơn.
Giải thích về vấn đề này khi hai sản phẩm cùng chất lượng và giá cả thì khách hàng sẽ tỏ ra phân vân không biết dựa vào đâu để đánh giá lựa chọn sản phẩm mà mình nên mua thì điểm tựa duy nhất ở đây là khách hàng sẽ dựa vào mức độ uy tín cũng như mức độ nổi tiếng của thương hiệu.
3 yếu tố quan trọng trong chiến lược cạnh tranh thương hiệu
Mấu chốt để có thể xây dựng nên thương hiệu thành công thì bạn phải quan tâm đến ba yếu tố quan trọng là bộ nhận diện thương hiệu thông điệp và giá trị của sản phẩm mang lại.
1. Bộ nhận diện thương hiệu
Khi bạn đã có trong đầu một thông điệp và ý nghĩa rõ ràng thì bạn hãy triển khai nó xem một hình dạng cụ thể mà thông qua đó khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận Đây gọi là bộ nhận diện thương hiệu trong đó logo nhận diện thương hiệu đóng vai trò trọng tâm. Logo sẽ giữ vai trò truyền tải những thông điệp và giá trị cốt lõi của sản phẩm đến với khách hàng thông qua hình ảnh. Một logo ấn tượng thì phải đáp ứng đủ ba yếu tố ngắn gọn đặc biệt và đầy đủ nội dung cần truyền tải.
Một doanh nghiệp hoạt động đều muốn sự bền vững và ổn định nên khi thiết kế logo bạn cần phải suy nghĩ đến những kế hoạch tương lai mà để tạo ra logo không cần thay đổi quá nhiều khi doanh nghiệp có hướng đi mới bởi vì một khi khách hàng đã làm quen được logo của bạn thì khi bạn thay đổi logo sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng trung thành.
2. Thông điệp và giá trị sản phẩm thương hiệu
Thông điệp và giá trị cốt lõi là điều đầu tiên cần phải làm khi xây dựng thương hiệu. Vì khi đã xác định được giá trị cốt lõi thì khách hàng mới có thể định vị được doanh nghiệp bạn là ai và tại sao khách hàng phải lựa chọn sản phẩm của bạn để sử dụng.

3. Các kênh truyền thông
Sự bùng nổ của kỹ thuật số tạo cơ hội cho các doanh nghiệp truyền bá sản phẩm của mình đến với khách hàng nếu có một hồ sơ vững chắc trên các nền tảng truyền thông. Từ các kênh truyền thông bạn hãy tận dụng cơ hội này để tiếp cận những khách hàng tiềm năng chất lượng.
Mỗi thông điệp của doanh nghiệp đưa ra đều mang những ảnh hưởng nhất định đối với người tiêu dùng. Nếu những điều bạn truyền tải đến khách hàng không có sự thống nhất thì khiến cho họ cảm thấy khó hiểu với những gì mà bạn đang vẽ ra trước mắt họ. Từ đó khách hàng sẽ mất đi niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Với những điều mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên mong rằng doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng đối với khách hàng. Tùy vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp bạn hãy lập nên một kết hoặc xây dựng thương hiệu thật phù hợp.