Cùng với xu thế phát triển công nghệ số bùng nổ toàn cầu hiện nay, chiến lược giải trí và truyền thông có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng. Vậy,doanh nghiệp đã bị chi phối và chịu ảnh hưởng bởi các chiến lược như thế nào? Đây là bài toán mà tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm lời giải đáp.
Những điều cơ bản về chiến lược giải trí- truyền thông cần biết
Để tạo ra những giá trị cho khách hàng, mang lại doanh thu, doanh nghiệp cần có sự đầu tư vào những chiến lược truyền thông. Bởi đó chính là tiền đề giúp đưa sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng và xây dựng brand.

1. Khái niệm chiến lược giải trí và truyền thông
Chiến lược giải trí và truyền thông nói cách khác chính là một cuốn cẩm nang gồm các phương pháp, văn bản hay một cách thức để định hướng , truyền bá thông tin và hình ảnh tới khách hàng. Từ đó giúp khách hàng hiểu thêm và tăng lợi nhuận cho thương hiệu.
Có rất nhiều hình thức chiến lược được doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận đến khách hàng như : hình thức quảng cáo truyền thống, truyền thông đối nội đối ngoại, PR,…
Việc kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào những chiến lược này. Vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài cần xây dựng những chiến lược hợp lý và hợp ý người dùng.
2. Các hình thức chiến lược giải trí và truyền thông
Để tồn tại lâu dài và bền vững, mỗi doanh nghiệp đều có cho mình những chiến lược khác nhau. Nhưng chủ yếu có hai hình thức chiến lược truyền thông lớn
- Trực tiếp: đây là hình thức có từ rất lâu đời và là hình thức tiếp cận khách hàng một cách truyền thống. Khách hàng và nhân viên kinh doanh sẽ trực tiếp gặp nhau để trao đổi, thương thảo. Bên bán sẽ thuyết phục bên mua bằng lời nói. Tuy nhiên, hình thức này khá tốn thời gian và công sức của cả hai bên nên ngày càng ít được sử dụng hơn.
- Gián tiếp: Hình thức này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian hơn trực tiếp. Nhân viên kinh doanh sẽ không phải trực tiếp gặp khách hàng. Khách hàng sẽ tiếp nhận thông điệp thông qua các phương tiện truyền thông, ấn phẩm,…Với phương thức này doanh nghiệp có thể truyền thông điệp đi mọi nơi và với bất cứ ai. Hiện nay do tính ứng dụng và tiện lợi cao nên chiến lược giải trí và truyền thông gián tiếp được các doanh nghiệp tin dùng nhiều hơn.
Vai trò của chiến lược giải trí và truyền thông và tầm quan trọng với doanh nghiệp.
Việc gắn kết mọi người thông qua nền tảng giải trí và truyền thông là một bước ngoặt lớn đối với nhân loại. Bên cạnh đó những chiến lược marketing thông qua hai lĩnh vực này có một tầm ảnh hưởng hết sức to lớn đến việc cung và cầu.

1. Đối với doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có những chiến lược và cách thức làm truyền thông tốt, mang lại những giá trị tốt đẹp và lợi ích cho cộng đồng sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu thích đến từ khách hàng. Thương hiệu sẽ có cho mình những khách hàng trung thành.
Chiến lược giải trí và truyền thông hiệu quả ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tiếp cận người mua, là cầu nối giúp mở rộng quy mô bán hàng. Doanh nghiệp ngày một lớn mạnh và doanh thu tăng trưởng đáng kể.
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm không chỉ thời gian mà còn cả chi phí. Chỉ mất một chút thời gian đầu để suy nghĩ về dự án nhưng khi mọi thứ đã hoàn chỉnh, doanh nghiệp chỉ cần bắt tay vào thực hiện như dự định.
2. Đối với khách hàng, người dùng
Giúp khách hàng được tiếp cận, nắm bắt những thông tin, hình ảnh của sản phẩm. Người mua từ đó cũng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà mình sắp mua và cần mua để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Xây dựng chiến lược giải trí và truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp
Tạo ra một chiến lược truyền thông không quá khó nhưng để có được một chiến lược hiệu quả, ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng cần rất nhiều yếu tố.
1. Các yếu tố cần thiết của chiến lược giải trí và truyền thông hiệu quả

- Xác định tệp khách : Chiến lược truyền thông đi đúng hướng khi giúp doanh nghiệp xác định được tệp khách hàng mục tiêu, phù hợp với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán. Cần phải khảo sát độ tuổi, giới tính, nhu cầu,… của người mua để hiểu rõ hơn về đối tượng hướng tới của brand.
- Vạch ra mục tiêu rõ ràng : Cần xác định đúng hướng của chiến lược ngay từ đầu để tránh lạc đề, dài dòng , lan man khiến người dùng khó hiểu. Hiểu rõ về sản phẩm , xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ ràng, có giá trị. Tránh mập mờ để khách hàng có những nhận định lệch lạc về thương hiệu.
- Để lại ấn tượng: Ngành giải trí và truyền thông phát triển, các chiến lược cũng tung ra dưới muôn hình vạn trạng. Để không bị nhạt nhòa giữa những ý tưởng đó, doanh nghiệp cần tìm cho mình một cá tính riêng, nhận diện thương hiệu riêng biệt để đi sâu vào nhận thức của khách hàng . Tránh thương hiệu dễ bị quên lãng và giống với những đối thủ khác trên thị trường.
- Đo lường được rủi ro cũng như sức ảnh hưởng của dự án. Truyền thông có sức mạnh rất lớn, vì vậy trước khi xây dựng một chiến lược bạn phải tính toán kĩ cả rủi ro và hiệu quả ngay từ đầu. Tính toán chi phí bỏ ra và thu về một cách cẩn thận, tránh quá sa đà đầu tư vào những dự án lớn, tầm cỡ nhưng lại không mang lại được sự thích thú của khách hàng.
- Thông điệp truyền đi cần mang lại giá trị, lợi ích cho cộng đồng. Đó chính là yếu tố đại diện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tâm huyết hay không, sản phẩm có chất lượng hay không, tất cả những yếu tố là điều tiên quyết để chiếm được vị thế trong lòng khách hàng.
- Kiên trì trong chiến lược : Một sản phẩm mới đòi hỏi thời gian lâu hơn để khách hàng ghi nhớ. Vì vậy đừng nản chí khi mới bắt đầu nhưng chưa thấy kế hoạch khả thi. Hãy theo đuổi nó đến cùng và cho khách hàng thấy sự chân thành của doanh nghiệp.
2. Các thuật ngữ đặc trưng
- Brand : thương hiệu, là dấu ấn đặc trưng của riêng mỗi doanh nghiệp.Thương hiệu độc đáo, ấn tượng là khi bạn đã xây dựng brand thành công
- Insight : những suy nghĩ ẩn sâu, sự thấu hiểu khách hàng . Cần tìm hiểu những insight cụ thể để có những chiến lược đúng đắn
- Campaign : một thuật ngữ hay xuất hiện trong các chiến dịch marketing.Là một chiến dịch marketing nhất định, cụ thể của doanh nghiệp
- Concept : là ý tưởng chủ đạo cho một chiến dịch. Là bức nền để từ đó xây dựng một chiến lược marketing .
- Target Audience: gọi cách khác là khách hàng mục tiêu, là tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến, là đối tượng doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp của chiến lược giải trí và truyền thông.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản nói chung về ngành công nghiệp giải trí và truyền thông hi vọng giúp ích cho bạn. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì luôn cần trau dồi và học hỏi những điều mới mẻ. Tìm đọc thêm các tài liệu về marketing qua KPAT để có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu.