Trên thực tế không có chiến lược tiếp thị nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp. Tùy theo từng trường hợp mà doanh nghiệp sử dụng chiến lược phù hợp khác nhau. Hãy cùng KPAT tìm hiểu 2 dạng chiến lược Marketing phân khúc và Marketing đại trà phổ biến ngay dưới đây!
Nói về chiến lược Marketing đại trà
Xuất hiện từ sớm, phương pháp Marketing đại trà đã được xem là chiến lược tiếp thị truyền thống nhất.
1. Không phân chia thị trường, chỉ áp dụng chiến lược tiếp thị
Với Marketing đại trà thì doanh nghiệp sẽ không phân chia thị trường thành những phân khúc nhỏ hơn mà thay vào đó sẽ áp dụng một chiến lược marketing phù hợp nhất cho toàn bộ. Có nghĩa là đồng thời cũng cung cấp cùng một loại sản phẩm cho tất cả các khách hàng mà không phân biệt nhu cầu tiêu dùng rõ ràng.
Chiến lược marketing này thường chỉ phù hợp với các dạng sản phẩm có tính tiêu chuẩn cao, được sử dụng đồng nhất như các sản phẩm nông nghiệp (lúa gạo, đường, các loại ngũ cốc, các loại hạt…), khoáng sản (than đá, dầu mỏ…) và các sản phẩm phổ thông khác như cà phê, thuốc lá…
Chiến lược tiếp thị đại trà này chỉ thành công khi không có sự phân biệt giữa các sản phẩm khác loại hay khác thương hiệu khi khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng trên thị trường, đảm bảo họ có cùng nhu cầu về sản phẩm. Hơn nữa, người làm marketing cũng phải xây dựng được một chiến lược marketing phù hợp và linh hoạt cho cả thị trường chung, đáp ứng nhu cầu của hầu hết khách hàng.
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp Marketing đại trà
Ưu điểm của chiến lược marketing đại trà là chi phí cho hoạt động marketing và sản xuất sản phẩm là tương đối thấp. Vì chỉ có rất ít mẫu mã sản phẩm cũng như chỉ một chiến lược marketing cho tất cả. Do vậy, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế kinh tế khi áp dụng chiến lược này, và tận dụng lợi thế kinh tế đó để cải thiện thêm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể giảm chi phí quảng cáo chiến lược marketing phân khúc thị trường.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chiến lược này cũng nằm trong ưu điểm. Vì có ít sản phẩm và chỉ một chiến lược tiếp thị nên doanh nghiệp có thể bỏ sót nhu cầu sử dụng của một bộ phận khách hàng đối với một thị trường tiêu thụ đa dạng và lớn như vậy. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp cần đổi mới chiến lược để không bị đối thủ lấn át vì có khả năng đối thủ có thể đáp ứng được nhu cầu của cả thị trường một cách chính xác hơn mà doanh nghiệp không thể bao phủ hết được.

Đối với chiến lược Marketing từng phân khúc thị trường
Chiến lược Marketing phân khúc là chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất, được xem là mô hình hiệu quả nhất.
1. Xem thị trường như một tập hợp của nhiều thị trường nhỏ
Với chiến lược Marketing phân khúc, doanh nghiệp sẽ thị trường lớn thành những thị trường nhỏ khác nhau, đơn lẻ phù hợp cho từng dạng sản phẩm khác nhau. Do vậy, người làm marketing sẽ phải dựa vào những đặc tính tiêu dùng giữa các nhóm khách hàng để phân chia thị trường thành những phân khúc trường nhỏ có tính đồng nhất.
Khi phân chia thị trường thành nhiều phân khúc thì có nghĩa doanh nghiệp phải thực hiện nhiều chương trình quảng bá phù hợp cho từng loại sản phẩm khác nhau. Do đó doanh nghiệp sẽ đáp ứng được đa dạng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng trên từng phân khúc khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thúc tiến tiêu thụ của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình và nâng cao doanh thu cho công ty.

2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Marketing theo phân khúc
Hiển nhiên phương pháp Marketing phân khúc cũng có các ưu điểm vượt trội và cũng tồn tại các nhược điểm cần khắc phục. Đối với chiến lược này thì có nhược điểm là vì phải đáp ứng nhiều thị trường khác nhau cùng lúc nên sẽ tốn nhiều chi phí hơn, cả về chi phí sản xuất và chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Tuy nhiên nhược điểm từ hoạt động marketing đại trà sẽ mất đi do doanh nghiệp sẽ tiếp cận được đến rộng khắp từng ngách trên thị trường hơn.

Những câu hỏi cần giải quyết khi xây dựng chiến lược Marketing phân khúc
Để xây dựng một chiến lược marketing phân khúc thành công, người lên kế hoạch marketing cần phải giải quyết được các vấn đề sau để xác định được nhóm các khách hàng có đặc điểm tiêu dùng giống nhau để phân thành một phân khúc.
1. Cần có kỹ năng phát hiện được các phân khúc thị trường và đo lường được chúng
Một chuyên viên marketing phải có kỹ năng phát hiện ra nhóm đối tượng khách hàng nào thuộc cùng một phân khúc và thị trường có những phân khúc nào. Đồng thời phải tìm ra những đặc điểm chung của phân khúc đó quyết định xếp những đối tượng khách hàng nào vào nhóm hay loại bỏ những đối tượng khách hàng nào.
2. Phạm vi thị trường có đủ lớn để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Vì việc phân khúc thị trường khá tốn kém chi phí nên doanh nghiệp cần đảm bảo doanh thu và lợi nhuận mà các phân khúc ấy mang lại có thể tạo doanh số đủ lớn. Nếu không thể đảm bảo về chi phí thì doanh nghiệp cần xem xét lại về việc liệu có tiếp tục theo đuổi thị trường này hay không.
Cũng có những phân khúc thị trường dù nhỏ nhưng vẫn có thể đảm bảo được mức lợi nhuận mong muốn cho doanh nghiệp. Ví dụ như đối với những sản phẩm có giá trị cao như các dòng xe hạng sang, sản phẩm thời trang cao cấp…
3. Liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường dễ dàng hay không?
Doanh nghiệp cần phải liên hệ đến từng phân khúc thị trường. Một số thị trường có dung lượng lớn, có tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn nhưng khó để tiếp cận thì chiến lược tiếp thị không thể mang lại hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần xem xét khả năng tiếp cận thị trường thực tế và xác định phương thức tiếp cận phù hợp nhất.
4. Phản ứng của thị trường đối với những chiến lược marketing của doanh nghiệp
Nếu phân khúc thị trường mục tiêu không có phản ứng tích cực đối với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không có nhiều động lực để tiếp tục thực hiện. Đồng thời phản ứng tích cực của phân khúc này cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức tiêu dùng của các phân khúc khác.

Trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay thì chiến lược Marketing phân khúc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và hiệu quả nhất. Nhìn chung thì thời đại nào đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng cũng là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp.